Lựa Chọn Trục Giữa Xe Đạp: Trục Vuông Hay Trục Rỗng?
Cập nhật: 10/10/2022 - Lượt xem: 2374
Lựa Chọn Trục Giữa Xe Đạp: Trục Vuông Hay Trục Rỗng?
Trục giữa là một bộ phận mà có lẽ người dùng nghiệp dư sẽ không để ý tới. Nhưng đối với những người dùng bán chuyên và vận động viên chuyên nghiệp, đây là một bộ phận vô cùng quan trọng.
Khi chọn mua xe đạp khách hàng luôn quan tâm đến chất lượng của những trục giữa để đánh giá về chiếc xe.
Trong bài viết dưới đây, Xe đạp 88 xin được chia sẻ thêm cùng với các bạn về khái niệm trục giữa xe đạp là gì? Phân loại và nên chọn loại nào cho phù hợp nhất với bạn. Hãy cùng tìm hiểu thông tin luôn nhé.
Giới thiệu về trục giữa xe đạp
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các loại trục giữa xe đạp. Bạn đã biết trục giữa xe đạp là gì? Nó là bộ phận nào trên xe đạp chưa?
Bộ phận trục giữa xe đạp vô cùng quan trọng, nó là bộ phận nằm ở giữa của xe. Nằm chính ở bánh răng và được lắp trên khung xe đạp.
Trục giữa là phụ kiện khá nhỏ, nó đơn giản chỉ là một ống rất hẹp tiếp xúc trực tiếp với đĩa bánh răng.
Trục giữa xe đạp được xem là bộ phận chuyển đổi. Nó cho phép khung giữa xe đạp kết hợp với bộ phận bánh răng hoạt động dựa trên nhu cầu và ý muốn của người điều khiển xe đạp.
Chính vì thế, nó được xem là bộ phận quan trọng không thể thiếu của mỗi chiếc xe. Đặc biệt là có mối quan hệ khăng khít nhất với với phần khung xe và bánh răng.
Xem thêm: Trục Giữa Xe Đạp Là Gì? Phân Loại Và Chọn Trục Giữa
Các loại trục giữa xe đạp phổ biến nhất hiện nay.
Hiện nay, trục giữa ngày càng đa dạng, nó được phân loại theo loại hệ trục.
- Trục giữa vuông
- Trục giữa rỗng
Trục giữa vuông
Trục vuông là loại trục giữa phổ biến ở hầu hết các mẫu xe đạp. Loại trục này được làm từ thép đặc nên trọng lượng khá nặng. Trục có một lõi kết nối hình trụ vuông ở giữa, vì vậy nên có tên là trục vuông. Vòng bạc đạn của trục khi lắp ráp sẽ ẩn phía trong khung xe, dẫn đến việc tháo lắp gặp khó khăn. Mẫu trục giữa này rất phổ biến trên thị trường. Hầu hết các mẫu xe đạp trên thị trường đều đang sử dụng trục vuông.
Ưu điểm của trục vuông:
- Là loại trục giữa phổ biến, nên dễ dàng tìm kiếm và thay thế.
- Giá thành thấp.
Nhược điểm của trục vuông:
- Trọng lượng nặng, làm hao tốn sức đạp.
- Độ bền không cao.
- Khiến các bộ phận khác có thể bị ăn mòn, giảm tuổi thọ của xe.
- Tháo lắp khó khăn.
Trục giữa rỗng
Khác với trục vuông, trục rỗng có cấu tạo là một hình trụ rỗng ở giữa. Do đó trọng lượng của nó nhẹ hơn đáng kể so với trục vuông. Trục rỗng khi lắp ráp có vòng bạc đạn được đưa hẳn ra ngoài khung sườn xe. Vì vậy việc lắp ráp với đùi đĩa rất dễ dàng. Mẫu trục giữa này có thiết kế chống bụi, chống nước, vì vậy có độ bền cao. Trục rỗng thường thấy ở những mẫu xe đạp cao cấp, được sản xuất bởi nhiều hãng phụ kiện danh tiếng như Shimano, SRAM, Retrospec …
Ưu điểm của trục rõng:
- Trọng lượng nhẹ, giúp gia tăng trải nghiệm đạp xe.
- Dễ dàng tháo lắp.
- Độ bền cao, có thể hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau.
Nhược điểm của trục rỗng:
- Giá thành cao.
- Phải lắp với đúng loại đùi đĩa phù hợp để cho hiệu năng tốt nhất.
Khi nào nên lựa chọn trục rỗng?
Trục rỗng thường thấy ở những mẫu xe đạp cao cấp. Vì vậy nó hướng tới những người dùng xe đạp bán chuyên và những vận động viên xe đạp chuyên nghiệp. Hai đối tượng nên sử dụng loại trục này đó là:
Những người yêu thích những cung đường gập ghềnh, nhiều bùn đất: trục rỗng có độ bền rất tốt, thiết kế chống nước và bụi bẩn. Vì vậy nên bộ phận này chịu được nhiều môi trường khắc nghiệt như bụi bẩn, bùn đất. Đồng thời tính ổn định khi đạp xe giúp cho người dùng dễ dàng chinh phục những cung đường khó đi một cách dễ dàng.
Những người yêu thích đạp xe đường trường: trọng lượng nhẹ của trục rỗng giúp giảm hao phí sức đạp. Sự cân đối cũng như ổn định của từng vòng đạp giúp người dùng có thể chạy xe tốc độ cao trong thời gian dài mà không bị mệt.
Một số lưu ý trong việc bảo trì trục giữa xe đạp
Khi đi đường nhiều bùn đất trở về, nếu thấy trục giữa bị bẩn nhiều, hãy vệ sinh trục giữa bằng khăn ẩm và bàn chải nhỏ. Không nên dùng vòi xịt áp lực cao vào trục giữa. Làm vậy sẽ khiến nước và bụi bẩn có thể vào sâu phía trong, gây rỉ sét trục giữa. Ngoài ra việc để bụi bẩn bám vào trục có thể sẽ làm hoạt động của trục bị thay đổi, dẫn đến nhanh hao mòn các bộ phận khác.
Nếu khi sử dụng xe đạp thấy có tiếng động lạ, hãy kiểm tra hai bộ phận xích và trục giữa. Nếu trục giữa bị hao mòn, hãy thay ngay để tránh ảnh hưởng tới các bộ phận khác.
Đối với trục rỗng, vì loại trục này có độ bảo vệ cao, nên độ bền cũng rất tốt. Do đó hạn chế tháo lắp để tránh gặp lỗi khi sử dụng. Nếu cần bảo dưỡng, nên tới những cửa hàng uy tín để bảo dưỡng. Xe Hoàng Gia là một đơn vị bảo dưỡng xe đạp uy tín với kinh nghiệm nhiều năm. Đặc biệt các sản phẩm xe đạp mua tại Xe Hoàng Gia đều được bảo trì trọn đời. Khách hàng có thể an tâm sử dụng mà không cần lo việc bảo dưỡng xe nữa.
Qua bài viết này, Xe đạp 88 đã giới thiệu thêm cho bạn về bộ phận trục giữa của xe đạp, cũng như lựa chọn loại trục giữa nào phù hợp. Hy vọng bạn sẽ tìm được mẫu xe đạp phù hợp với bản thân.