Xe Đạp Là Tài Sản Hay Tiêu Sản?
Cập nhật: 05/01/2023 - Lượt xem: 600
Xe đạp là tài sản hay tiêu sản? Mua nhà, mua xe,… thường được mọi người quan niệm là tích trữ tài sản. Theo bạn, mua xe đạp là tài sản hay tiêu sản? Hãy cùng XE ĐẠP 88 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!
Thế nào gọi là tài sản và tiêu sản?
Trước khi đưa ra kết luận, hãy cùng tìm hiểu xem tài sản và tiêu sản là gì nhé. XE ĐẠP 88 xin được trích dẫn khái niệm tài sản và tiêu sản. Khái niệm đã từng được nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng “Cha giàu, cha nghèo” của Robert Kiyosaki.
- Tài sản: là những gì mà bạn bỏ tiền ra để mua quyền sở hữu chúng. Trong tương lai chúng sẽ sinh lời và mang lại tiền cho bạn. Hoặc bạn có thể hiểu, tài sản là những thứ làm tăng thu nhập của bạn. Ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản cho thuê hay hàng hóa kinh doanh kiếm lời,…
- Tiêu sản: là những thứ bạn bỏ ra bằng tiền để sở hữu. Tuy nhiên sau đó chúng bắt đầu giảm giá trị, bạn phải bỏ tiền ra để duy trì chúng mà không tạo ra giá trị vật chất gì. Hoặc có thể hiểu, tiêu sản là những thứ làm tăng chi phí. Ví dụ như điện thoại di động, ô tô hay các khoản nợ tín dụng,….
Xe đạp là tài sản hay tiêu sản?
Những ý kiến trái chiều
Nhiều người cho rằng, xe đạp là tiêu sản vì sau khi mua xe, bạn phải tốn thêm chi phí để nuôi chiếc xe đó như bảo dưỡng, sửa chữa,… Vậy là chiếc xe đang lấy tiền ra khỏi túi của bạn. Chưa kể, mỗi năm sẽ mất đi một khoảng giá trị, người ta thường gọi là khấu hao.
Ở chiều ngược lại, cũng có nhiều quan điểm cho rằng xe đạp là một loại tài sản. Xe đạp là một phương tiện hữu ích dùng để di chuyển. Mấy năm gần đây, xe đạp được sử dụng nhiều hơn với nhiều mục đích khác nhau, các mẫu xe đạp thể thao, xe đạp địa hình xuất hiện nhiều hơn thỏa mãn nhu cầu và sở thích của người dùng. Đạp xe cũng là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe, ngoài ra còn giúp bạn giảm cân và bạn cũng có thể sử dụng như một phương tiện đi làm, đi học,…
Phân tích về lợi ích xe đạp mang lại
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, xe đạp được sử dụng như một phương tiện thay thế cho xe ô tô, xe máy bởi chúng là một trong những phương tiện xanh, sạch và tiện lợi. Bên cạnh đó, sự trỗi dậy trong nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam đã nhìn nhận được các loại phương tiện động cơ đã gây ra ô nhiễm môi trường và nạn ùn tắc giao thông kinh hoàng tại các thành phố lớn.
Đặc biệt, việc đi xe đạp giúp cải thiện sức khỏe, tinh thần. Đạp xe có tác động tích cực đối với sức khỏe, góp phần giúp tim mạch khỏe mạnh, hỗ trợ tuần hoàn máu, chắc khỏe xương khớp và giảm nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, ung thu, béo phì,…Đạp xe cũng cũng có thể coi là liều thuốc tinh thần của bạn. Đối với người thường xuyên chịu áp lực công việc thì đạp xe giúp họ giải tỏa stress, áp lực, mang nhiều lợi ích về mặt tinh thần cho họ. Đối với những người lớn tuổi, việc đạp xe thường xuyên mang lại cho họ sức khỏe tốt và một tinh thần thư giãn, thoải mái.
Vậy thì xe đạp là tài sản hay tiêu sản?
Tương lai của ngành xe đạp nói chung
Ông Nguyễn Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Ô tô, xe máy, xe đạp Việt Nam cho biết: “Chúng tôi có những con số phản ánh thực tế nhu cầu sử dụng xe đạp của người dân Việt Nam, qua đó cho thấy thị trường xe đạp Việt đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên dường như xe đạp nhập khẩu đang được ưa chuộng hơn cả”. Thị trường Việt Nam đón nhận nhiều thương hiệu xe đạp nổi tiếng: Giant, Galaxy, Trinx,… cùng với nhiều chương trình kích cầu người tiêu dùng: giảm giá, chế độ bảo hành, hậu mãi hấp dẫn sau mua,… giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn.
Ông cũng dự đoán rằng: “Trong tương lai đây có thể là nghành thu lại món hời lớn bởi vậy sẽ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng xe đạp để phân chia miếng bánh thị phần này, có thể là doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, doanh nghiệp sản xuất hoặc các doanh nghiệp phân phối… từ đó tạo ra sự đa dạng về phân khúc giá cả cũng như có thể đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng tốt hơn.” Cùng với đó là những biện pháp của Chính phủ để có thể khuyến khích người dân tạo thói quen đi xe đạp.
Khi nào xe đạp là tiêu sản?
Bạn mua xe đạp chỉ để khoe khoang với bạn bè về sự giàu có, dư dả của mình. Cộng thêm việc không sử dụng, mà chỉ trưng bày xe đạp. Lúc ấy, xe đạp trở thành tiêu sản.
Kết luận
Bạn nên nắm rõ nhu cầu của bản thân, có đủ thông tin về chiếc xe. Và có kế hoạch sử dụng chiếc xe hiệu quả. Xe đạp là một phương tiện, tài sản đáng để sở hữu. Ngược lại, bạn vẫn còn mơ hồ về những vấn đề trên, hãy cân nhắc lại trước khi muốn mua xe nhé!