Thế Nào Là Đạp Xe Có Trách Nhiệm| Nguyên Tắc Đạp Xe An Toàn
Cập nhật: 02/02/2023 - Lượt xem: 428
Xe đạp là phương tiện được nhiều người sử dụng khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, nhiều người không biết trách nhiệm của mình khi tham gia loại hình phương tiện này. Những nguyên tắc khi đạp xe đạp ra sao? Những việc nên và không nên khi điều khiển xe đạp? Hãy cùng XE ĐẠP 88 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Những nguyên tắc khi đạp xe
Xe đạp là một loại phương tiện được phép tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Đạp xe đạp không chỉ là đi trên đường. Đó còn là những nguyên tắc ứng xử với môi trường xung quanh để đảm bảo an toàn cho bản thân. Hơn hết là để trở thành người đạp xe có trách nhiệm.
Chuẩn bị những thứ cần thiết
Trước khi bắt đầu chuyến hành trình, bạn hãy lên kế hoạch, lịch trình cụ thể. Đặc biệt hãy tìm hiểu tình hình thời tiết để có thể chủ động ứng phó với các điều kiện thời tiết. Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, dụng cụ cần thiết để có thể sửa xe trong trường hợp xe bị hỏng dọc đường. Đừng quên mang theo bộ sơ cứu y tế, một chút đồ ăn nhẹ và nước uống đủ dùng trong quá trình đạp xe đạp. Hãy đem theo cả áo mưa để tránh trường hợp trời mưa bất chợt khi đang đạp xe.
Tuân thủ luật lệ
Cũng giống như các phương tiện giao thông khác, đạp xe đạp cũng cần tuân thủ các nguyên tắc khi tham gia giao thông. Tuân thủ luật lệ là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo an toàn cho bạn. Chỉ nên đi xe trên đúng làn đường dành cho xe đạp kể cả dưới làn đường hay trên vỉa hè. Tránh lấn làn, đi vào đường cấm.
Hãy luôn kiểm soát tốc độ đạp xe đạp của bản thân. Bạn nên đạp xe với tốc độ vừa phải để giữ độ an toàn cho bản thân và cho mọi người. Đặc biệt, với địa hình đồi núi phải kiểm soát thêm độ dốc để đảm bảo an toàn khi đạp xe.
Quan sát
Để ngăn chặn và xử lý các tình huống kịp thời. Bạn cần quan sát và sử dụng những tín hiệu tay để cảnh báo cho mọi người xung quanh trước khi bạn chuyển làn đường hoặc dừng lại. Khi thực hiện rẽ trái hoặc rẽ phải, hãy quan sát phía sau. Bạn phải chú ý quan sát biển báo để biết tốc độ quy định, những khúc cua nguy hiểm hay những đoạn đường có địa hình gập ghềnh.
Khi đi tới những khúc cua nguy hiểm, cần chú ý các điểm mù, đi chậm lại và báo hiệu cho người bên cạnh biết để tránh nhau an toàn.
Nhường đường
Trong nhiều trường hợp, bạn nên tuân thủ quy tắc nhường đường cho mọi người. Ví dụ như khi đạp xe đạp trên vỉa hè, bạn nên ưu tiên cho người đi bộ. Khi đi trên vỉa hè, bạn phải đi với tốc độ chậm, vừa phải để có thể dừng lại ngay trong trường hợp bạn gây cản trở cho người đi bộ.
Hãy đạp xe đạp có trách nhiệm
Đạp xe đạp có trách nhiệm thể hiện ở việc tôn trọng các điều luật khi tham gia giao thông, tôn trọng môi trường. Không ảnh hưởng đến các loài động, thực vật nếu đạp xe trong rừng. Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là các loại rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là quy tắc cơ bản khi đi du lịch nói chung. Hay các hoạt động dã ngoại, thể thao ngoài trời nói chung để tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
Những việc nên làm khi điều khiển xe đạp?
Xe đạp là phương tiện phổ biến với mọi người. Nó giống như tất cả các loại phương tiện khác lưu thông trên đường như xe hơi, xe gắn máy,… Vì vậy, người đạp xe đạp phải chấp hành đúng luật lệ của người tham gia giao thông.
- Người đạp xe phải chấp hành đúng hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ. Ví dụ như hệ thống đèn tín hiệu, biển báo, rào chắn, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông,…
- Luôn lái xe theo đúng phần đường được quy định, đi sát làn đường bên phải
- Người đạp xe phải chở đúng số người được quy định
- Đi chậm và luôn quan sát đèn tín hiệu ở những đoạn đường rẽ.
- Đi buổi tối, xe phải có đèn và đèn phải sáng
- Phải chú ý quan sát khi tham gia giao thông.
- Khi đạp xe đạp cần kiểm tra độ cứng cáp, an toàn trước khi bắt đầu di chuyển.
Những việc không nên làm khi điều khiển xe đạp?
Bên cạnh đó, còn có những quy định mà người đạp xe đạp nên tuân theo. Ví dụ như:
- Không đi xe dàn hàng ngang, đi xe theo nhóm
- Không đeo tai nghe khi đang chạy xe. Việc đeo tai nghe khi đạp xe khiến người điều khiển xe không thể nghe rõ tiếng còi từ các xe khác. Điều này gây mất an toàn khi tham gia giao thông.
- Không được lái xe bằng một tay, không lạng lách, đánh võng gây mất trật tự an toàn giao thông.
- Không đạp xe khi đã uống rượu. Việc đạp xe đạp sau khi uống rượu rất nguy hiểm cho người điều khiển xe đạp.
- Không sử dụng thiết bị di động khi tham gia đạp xe
https://www.youtube.com/watch?v=5mlqZpLgGv8