Người Bị Thoát Vị Đĩa Đệm Có Đạp Xe Được Không?

Cập nhật: 18/06/2024 - Lượt xem: 557

Người bị thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều người bị thoát vị đĩa đệm đặt ra. Vậy chần chừ gì nữa, hãy cùng XEDAP88 tìm hiểu xem: Đi xe đạp có ảnh hưởng gì với căn bệnh thoát vị đĩa đệm không nhé!

1. Người bị thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không?

Đây là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Theo thống kê thì tại Việt Nam có tỉ lệ người bị thoát vị đĩa đệm khá cao ( khoảng 30%) và đang có xu hướng trẻ hóa. Hầu hết là do ảnh hưởng các chấn thương, đặc thì nghề nghiệp văn phòng, ít vận động, ăn uống không điều độ và thói quen xấu,…

Với kết luận của các chuyên gia, Đạp xe là môn thể thao tốt cho các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vì nó đảm bảo cho việc sử dụng trọng lượng cơ thể để kéo giãn cột sống, giảm áp lực lên đĩa đệm. Khi đạp xe, dây chằng trở nên linh hoạt hơn, cơ xương khớp dẻo dai, hoạt động mềm mại, tăng lưu thông máu. Vậy cho nên người bị thoát vị đĩa đệm có đạp xe được và nên đạp xe thường xuyên.

nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-dap-xe-duoc-khong-5

2. Bị thoát vị đĩa đệm tại sao phải đạp xe ?

  • Bị đau lưng kéo dài, rất có thể bạn đã mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm. Căn bệnh này ảnh hưởng đến cột sống, nếu không kịp thời điều trị sẽ gây bại liệt. Quan trọng hơn, bệnh thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, sinh hoạt cũng như công việc của bạn. Vì vậy, bạn cần phải chữa trị căn bệnh này ngay trong hôm nay.
  • Ở giai đoạn đầu của căn bệnh này, bạn có thể dễ dàng điều trị bằng những biện pháp đơn giản, chú ý hơn về ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, sau một thời gian sẽ thuyên giảm không cần phải quá lạm dụng vào thuốc.
  • Và tập thể dục là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên nên luyện tập nhất. Phương pháp này khá đơn giản nhưng giúp bạn giảm đau nhức, nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, từ đó đẩy nhanh việc điều trị bệnh.

nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-dap-xe-duoc-khong-4

Vì vậy, với phương pháp tập luyện bằng xe đạp để khắc phục và làm giảm cơn đau từ căn bệnh thoát vị đĩa đệm là hoàn toàn hợp lý.

3. Lợi ích của việc đạp xe với người bị thoát vị đĩa đệm

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên đạp xe thay vì chơi các môn thể thao cường độ mạnh khác. Các lợi ích của việc đạp xe như là:

  • Việc đi xe đạp sẽ giúp cơ và xương khớp hoạt động tốt hơn. Điều này rất có lợi cho việc lưu thông máu cũng như tăng cường trao đổi chất.
  • Nếu luyện tập ở cường độ vừa phải, đạp xe sẽ giúp cải thiện cơ xương khớp hiệu quả, đồng thời làm giảm bớt vấn đề căng cơ tại vùng lưng và hông,… từ đó làm dịu cơn đau.
  • Giúp cải thiện tuần hoàn máu đồng thời làm chậm quá trình lão hoá cơ thể. Ngoài các tác động đến tuần hoàn, khả năng hô hấp của cơ thể cũng cải thiện được đáng kể. 
  • Đạp xe giúp quá trình hô hấp diễn ra tốt hơn, giảm nguy cơ mắc những bệnh về hô hấp. Điều này sẽ càng cải thiện nhiều hơn khi đạp xe ở những nơi trong lành. Tuy nhiên, cũng cần luyện tập vừa phải đúng cường độ thì mới có hiệu quả được.

nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-dap-xe-duoc-khong-3

3. Một số lưu ý cho người thoát vị đĩa đệm khi đạp xe

Nếu bạn đang phải đối mặt với cơn đau từ chứng bệnh này và muốn lựa chọn đạp xe như một cách luyện tập, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chọn loại xe đạp phù hợp: Đối với những người bị thoát vị đĩa đệm muốn đạp xe đạp, điều quan trọng nhất trong khi luyện tập thể thao thì tránh các áp lực không đáng có đè nén lên vùng cột sống. Chính vì vậy, một chiếc xe đạp leo núi có ghi đông cao, thẳng (giúp tư thế ngồi thẳng lưng hơn) đồng thời phần lốp to dễ hấp thụ sốc là một lựa chọn tối ưu

nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-dap-xe-duoc-khong-2

  • Điều chỉnh độ cao của xe đạp phù hợp với bạn: Việc yên xe quá cao hay quá thấp khiến vận động co duỗi của chân bạn gặp khó chịu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vùng cột sống có đĩa đệm thoát vị của bạn. Chính vì thế, việc điều chỉnh xe phù hợp với tư thế là vô cùng quan trọng.
  • Người bệnh thoát vị địa đệm nên đạp xe đúng cách: Việc phân phối lực ở cánh tay cùng với giũ phần ngực nâng lên, cột sống không quá gồng căng là ghi chú quan trọng giúp phần tổn thương không quá căng thẳng. Bên cạnh đó, bạn nên hạ thấp đầu để phần cổ được thả lỏng, không quá căng thẳng.
  • Cường độ đạp xe hợp lý: Nếu bạn mới bắt đầu đạp xe, thời gian tập luyện nên dao động từ 15-20 phút để phần lưng không chịu nhiều tác động và làm việc quá sức. Bạn cũng nên tập cách từ từ dần dần quãng đường đạp xe của mình, từ một cây số và tiếp tục tăng lên. Một quyển nhật ký hành trình ghi lại cường độ luyện tập, thời gian và mức độ cơn đau sẽ giúp hỗ trợ tối đa cho bạn và bác sĩ điều trị.
  • Địa hình nơi đạp xe: Bạn cần tránh chọn những nơi mà đường đi gồ ghề, nhiều ổ hoặc hố. Bởi vì địa hình như vậy dễ khiến vùng cột sống chịu nhiều áp lực do việc bị xóc gây ra. Công viên hoặc bờ hồ là lựa chọn tốt vì bên cạnh bề mặt đường tập phù hợp còn có không khí trong lành.

nguoi-bi-thoat-vi-dia-dem-co-dap-xe-duoc-khong-1

  • Kết hợp tập yoga và đi xe đạp: Một số động tác yoga có thể giúp ích trong việc giảm đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tư thế Tadasana là một tư thế có thể bổ trợ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm thường xuyên đi xe đạp. Thực hiện động tác bằng cách đứng dạng hai chân ngang hông, đầu gối cong, sau đó đặt hai tay lên hông và nghiêng phần xương chậu về phía sau. Để quay trở lại vị trí ban đầu, bạn ấn gót chân xuống sàn, hơi nhấc hông lên để đứng thẳng trở lại. Áp dụng tư thế này một vài lần trước khi bạn đi xe đạp để làm nóng cơ thể. Động tác này cũng có thể giải quyết sự chèn ép dây thần kinh ở cột sống và thắt lưng trên và hạn chế các cơn đau do đi xe đạp.
  • Sử dụng đai hỗ trợ để có tư thế đi xe đạp tốt hơn: Các bài tập chống đau lưng do đi xe đạp hoặc đi bộ thường tập trung vào việc tăng sức mạnh cho chân và cơ hông. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thường xuyên đi xe đạp sử dụng một chiếc đai để nâng đỡ hông khi bạn đi xe đạp đường dài là điều cần thiết khi bị thoát vị đĩa đệm. Đai hỗ trợ có thể duy trì sự ổn định của cột sống. Từ đó cải thiện dáng đi và tư thế đạp xe. Tuy nhiên, hãy sử dụng đai có trọng lượng và kích thước phù hợp để không làm căng cơ, gây suy yếu và mất ổn định khớp xương

Với những thông tin cơ bản nhất trên đây, bạn đã phần nào hiểu được bị thoát vị đĩa đệm có đạp xe được không? Hãy liên hệ ngay đến XEDAP88 sẽ được tư vấn và lựa chọn sản phẩm xe đạp theo nhu cầu sử dụng với giá tốt nhất.

XEDAP88 chuyên nhập khẩu chính hãng: Giant, Galaxy, Twitter, Trinx, Tottem, Maruishi, Alcott, Rocky, Java, Trek,…. với đa dạng lựa chọn các dòng xe Fixed Gear, Xe Đạp Địa Hình MTB, Xe Đua, Touring, …

– Kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành: Cam kết sản phẩm chính hãng, chất lượng cao.

– Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp giúp bạn chọn được chiếc xe ưng ý nhất.

– Dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe đạp từ A-Z.

XE ĐẠP 88 – UY TÍN MỌI VÒNG CUA

HỆ THỐNG CỬA HÀNG XEDAP88 VIỆT NAM 

  • Showroom 01: Số 32 Đường Vạn Phúc, Quận Hà Đông, Hà Nội
  • Showroom 02: Số 07 Ngõ 16 Phố Hồng Tiến, Quận Long Biên, HN
  • Showroom 03: Số 10 Phạm Tuấn Tài, P. Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Showroom 04: Số 115 Ngõ 164 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
  • Đường dây nóng: 0936.307.317 / Zalo: 0964.005.166
  • Facebook: https://www.facebook.com/xedap88.vn
  • Youtube: https://www.youtube.com/@XEDAP88
  • TikTok: https://www.tiktok.com/@xedap88.vn

Chia sẻ:


   Bài viết liên quan

 
Hỗ trợ mua hàng
 
Facebook
 
Trở về đầu trang
Trở về cuối trang