Mẹo Đạp Xe Không Mỏi Chân Bạn Nên Biết
Cập nhật: 02/11/2022 - Lượt xem: 652
Mẹo Đạp Xe Không Mỏi Chân Bạn Nên Biết
Đạp xe không mỏi chân nghe có thể vô lý nhưng bạn có thể duy trì trạng thái này. Tuy nhiên Nếu đạp xe đúng cách, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn, có năng lượng thay vì nhức mỏi.
Xe đạp 88 sẽ gợi ý cho bạn mẹo đạp xe không mỏi chân. Qua đó giúp bạn luyện tập thể thao hiệu quả!
Đạp xe bằng lòng bàn chân giúp đi xe đạp không mỏi chân
Khi đạp xe bạn cần đạp nhẹ nhàng ở những vòng đầu sau đó mới tăng dần tốc độ và lực đạp. Như vậy sẽ giúp đôi bàn chân của bạn có thời gian khởi động từ từ và thích nghi dần.
Như chúng ta đã biết lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo tác động đến khắp cơ thể. Việc đạp xe bằng lòng bàn chân sẽ tác động lên những huyệt này giúp toàn bộ cơ thể cũng như đôi chân được thư giãn, không bị nhức mỏi.
Ngoài ra, việc khởi động kĩ trước khi đạp xe. Đặc biệt là khởi động khớp cổ chân cũng rất quan trọng. Việc này làm hạn chế những chấn thương và giúp đi đạp xe không mỏi chân.
Tư thế đạp xe đúng giúp bạn đạp xe không mỏi chân
Tư thế đạp xe đúng không những giúp không bị mỏi chân mà còn bảo vệ vùng lưng, vai và mông của bạn. Nếu bạn đạp xe sai cách có thể sẽ gây ra hiện tượng cong vẹo cột sống, đau mỏi lưng, mông và chân.
Tư thế đạp xe đúng là giữ cho vai, lưng và hông luôn thẳng hàng với nhau. Khuỷu tay cong lại giúp giảm áp lực lên vùng cổ tay. Đạp xe trong tư thế thoải mái và tự nhiên giúp đi xe đạp không mỏi chân.
Ngoài ra, việc chọn một chiếc xe đạp có kích thước vừa vặn cũng là yếu tố quan trọng để bạn có tư thế đạp xe đúng.
Duy trì nhịp thở đều khi đạp xe
Luyện tập thể thao bằng xe đạp còn giúp bạn điều hòa nhịp tim và phổi. Luyện tập giữ nhịp thở đều và nhịp nhàng sẽ giúp bạn bổ sung đủ oxy cần thiết cho quá trình trao đổi chất. Ngoài ra hít thở bằng bụng thay vì dùng ngực còn giúp bạn không bị đau dạ dày.
Bạn nên kết hợp hít thở đều đặn khi đạp xe, hít vào mạnh và thở ra từ từ theo nhịp. Khi mới luyện tập, bạn có thể bắt đầu với đoạn đường ngắn và tăng dần cường độ để có thể duy trì nhịp thở đều khi đạp xe.
Không luyện tập quá sức
Bạn nên thiết lập chế độ tập luyện kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý. Luyện tập quá sức dễ khiến tim đập nhanh, gây khó thở dẫn đến ngất xỉu. Hơn nữa, luyện tập quá sức còn khiến các nhóm cơ đau nhức dữ dội và dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.
Khi mới bắt đầu, bạn nên đạp xe chậm để làm nóng cơ chân. Chỉ nên tập khoảng 30 phút một ngày và nghỉ ngơi khi cảm thấy mỏi. Khi đã quen dần, bạn có thể tăng thời gian lên 1 giờ hoặc tùy vào sức khỏe mỗi người.
Bổ sung nước trước khi luyện tập
Trong lúc đạp xe, cơ thể sẽ thoát nhiều mồ hôi dẫn đến tình trạng mất nước. Vì thế nước và điện giải rất quan trọng cho quá trình tập luyện. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống một lượng nước vừa phải để tránh gây khó chịu và xóc hông.
Ngoài ra, bạn nên uống các loại nước có chất điện giải và các khoáng chất như canxi, natri và kali để bù nước cho cơ thể. Bạn tránh uống nước lạnh sau khi tập vì nó rất có hại cho dạ dày của bạn. Hãy mang theo một bình nước khi đi xe đạp để bổ sung nước kịp thời cho cơ thể nhé!
Điều chỉnh yên xe phù hợp với tư thế đạp xe
Điều chỉnh yên xe phù hợp với tư thế đạp giúp bạn rất nhiều trong quá trình luyện tập, nó sẽ hạn chế được việc tình trạng mỏi chân, đau lưng, đau vai lúc đang đạp xe.
Bạn nên điều chỉnh độ cao của yên xe sao cho đùi và bắp chân của bạn tạo thành một góc xấp xỉ 150 – 160 độ khi chân bạn đặt trên bàn đạp ở điểm thấp nhất (hướng 6 giờ). Chân quá cong hoặc duỗi quá thẳng có thể nhanh chóng làm mỏi cơ chân.
Trên đây Xe đạp 88 đã chỉ cho bạn mẹo đạp xe không mỏi chân, hạn chê đau nhức cơ thể. Mong bài viết này sẽ giúp ích cho việc luyện tập của bạn.